ĐẠI LỘ MỚI 2025
DÂN CHÚA CHẦU THÁNH THỂ
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Nhận thức
Thánh Eymard: “Có Thánh Thể là có tất cả”.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Vào năm 1991, Ngài bắt đầu chầu Thánh Thể thường xuyên tại Vương Cung Thánh Đường Phêrô ở Rôma. Cũng năm đó, ngài đã thiết lập Hội Giáo Dân Chầu Thánh Thể, nhằm thăng tiến việc chầu Thánh Thể tại các giáo xứ trên toàn thế giới. Ngài nói: “Hội Thánh và thế giới có một nhu cầu phụng thờ Thánh Thể rất lớn”. Và Ngài cầu nguyện cho việc đặt Mình Thánh Chầu, được thiết lập trong mọi nhà thờ công giáo, khắp thế giới.
ThánhTêrêsa Calcutta
Dòng Thừa Sai Bác Ái, qui định một giờ chầu mỗi ngày. Mẹ nói: “Khi nhìn lên thánh giá, chúng ta biết Chúa Giêsu đã yêu chúng ta dường bao. Khi nhìn lên nhà tạm, chúng ta biết Người đang yêu chúng ta dường nào”. Bạn nên xin Cha Sở của bạn mở phong trào Chầu Thánh Thể Liên Tục trong giáo xứ của bạn, ít nhất là một giờ chầu mỗi tuần. Tôi nài xin Mẹ Chí Thánh khơi động tâm hồn các Cha Sở để các ngài tổ chức giờ chầu Thánh Thể liên tục trong xứ, và quảng bá việc tôn sùng này trên khắp thế giới. Mỗi ngày, trước khi ra ngoài đi tìm những bệnh nhân và những người sắp chết, các Nữ tu của Mẹ đã dành 2-3 giờ để cầu nguyện trong Thánh Lễ và trong giờ chầu. Mẹ nói:“Nếu các chị em của tôi không dành thật nhiều thời gian để cầu nguyện, họ không thể phục vụ người nghèo và bệnh nhân chút nào”. Một lần kia, khi Mẹ Têrêsa Calcutta viếng thăm Mỹ quốc, một nhóm phụ nữ Mỹ đến hỏi Mẹ là họ có thể làm gì để giúp đỡ công việc của Mẹ. Mẹ đã đáp lại: “Sự giúp đỡ lớn lao nhất các bạn có thể dành cho tôi là dành một giờ mỗi tuần thinh lặng thờ lạy trước bí tích Thánh Thể”.
Thánh Carlo Acutis
“Thánh Thể là xa lộ dẫn chúng ta tới Thiên Đàng”; “Hướng về mặt trời, sức nóng làm da ta sạm nắng, hướng về Thánh Thể, Thánh Thể làm nên những vị Thánh”.
- Ý nghĩa
Thánh Thể là trung tâm của đời sống Kitô hữu và là biểu hiện sống động của tình yêu Chúa dành cho nhân loại. Dân Chúa Chầu Thánh Thể là để nên thánh và truyền giáo nhờ, với và trong Thánh Thể.
- Mục đích
Tôn Thờ Chúa Giêsu Thánh Thể: Thực hiện giờ chầu liên tục, ngày đêm. Hỗ trợ đời sống thiêng liêng của dân Chúa qua việc cầu nguyện thinh lặng trước Thánh thể. Giúp người khác đến gần Chúa Giêsu Thánh Thể hơn qua đời sống gương mẫu và sứ vụ.
- Đặc điểm
Chầu Thánh Thể liên tục: Một số thành viên đảm nhận giờ chầu Thánh Thể luân phiên để bảo đảm luôn có người hiện diện trước Chúa.
Thánh Thể là đặc sủng của Giáo hội Công giáo
Thánh Thể chính là món quà vô giá Chúa Giêsu ban tặng cho Giáo hội Công giáo, vừa là đỉnh cao vừa là nguồn suối của đời sống đức tin. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện thực sự, trọn vẹn với Mình và Máu, cùng với linh hồn và thiên tính của Ngài. Đây là một đặc ân duy nhất mà Giáo hội Công giáo được mời gọi bảo tồn và cử hành, nhằm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Qua Thánh Thể, Giáo hội không chỉ được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô mà còn trở nên dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất, yêu thương trong cộng đoàn tín hữu. Thánh Thể trở thành nguồn sức mạnh giúp Giáo hội thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng và phục vụ thế giới. Cử hành Thánh Thể không chỉ là nghi thức phụng vụ mà còn là một hành động thánh, đưa con người vào mối tương quan sống động với Chúa và với nhau. Chính nhờ đặc ân này, Giáo hội Công giáo không ngừng sống và làm chứng cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa trong mọi thời đại.
Nền tảng
Thánh Kinh: Tin Mừng Gioan 6:35: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ.” Lời thiết lập Bí tích Thánh Thể: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22:19).
Huấn quyền:
Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu (Hiến chế Sacrosanctum Concilium). Thánh Thể gắn liền với việc thờ phượng, hiệp thông và sứ mạng.
Hiến chế tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium” (Ánh sáng muôn dân), số 11: Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu,” nhấn mạnh vai trò trung tâm và cao cả của Thánh Thể trong đời sống Giáo hội.
Thông điệp “Ecclesia de Eucharistia” (Giáo hội từ Thánh Thể) của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II (2003): “Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia vivit)”. Giáo hội hiện hữu nhờ Thánh Thể, và Thánh Thể là món quà cao trọng mà Chúa Giêsu ban tặng cho Giáo hội.
Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo (1992), số 1324-1327: Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Giáo hội,” và toàn bộ đời sống bí tích của Giáo hội được quy hướng về Thánh Thể.
Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1324: “Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội.”. “Chầu Thánh Thể là điều kiện đầu tiên cho công cuộc truyền giáo mới” được liên kết chặt chẽ với tư tưởng và giáo huấn về vai trò trung tâm của Thánh Thể trong đời sống và sứ vụ truyền giáo của Giáo hội. Ý tưởng này đã được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu của Giáo hội, đặc biệt là các văn kiện từ các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.Nguồn gốc tiêu biểu: Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 45 tại Seville (1993): Đại hội này đã khẳng định rằng Thánh Thể không chỉ là trung tâm của đời sống thiêng liêng mà còn là “nguồn sức mạnh” cho mọi hoạt động truyền giáo mới trong bối cảnh hiện đại.
Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 49 tại Québec, Canada (2008): Chủ đề “Thánh Thể, ân huệ của Thiên Chúa cho đời sống thế giới” đã nhấn mạnh vai trò của Chầu Thánh Thể trong việc đổi mới đời sống thiêng liêng và truyền giáo.
Thông điệp “Sacramentum Caritatis” (Bí tích Tình yêu) của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI (2007): Ngài nhấn mạnh rằng việc chầu Thánh Thể nuôi dưỡng đời sống truyền giáo, vì chính qua Bí tích này, người tín hữu được biến đổi để trở nên chứng nhân sống động cho Tin Mừng.
Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, số 2691: Chầu Thánh Thể là hình thức cầu nguyện đặc biệt, giúp người tín hữu gặp gỡ Chúa Kitô và được thúc đẩy ra đi loan báo Tin Mừng.
Trích dẫn cụ thể: “Chầu Thánh Thể là điều kiện cần thiết để người tín hữu được liên kết mật thiết với Chúa Kitô và lãnh nhận sức mạnh thiêng liêng cho sứ vụ truyền giáo.” (Đại hội Thánh Thể Quốc tế, Seville, 1993)
Thông điệp “Sacramentum Caritatis” của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI (2007): Đức Giáo hoàng đã viết rõ ràng rằng “Thánh Thể là nguồn và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô hữu” và nhấn mạnh tầm quan trọng của Bí tích này trong việc củng cố đời sống truyền giáo.
Hiến chế “Lumen Gentium”:
Đây là văn kiện quan trọng của Công đồng Vatican II, đề cập đến vai trò của Thánh Thể trong đời sống Giáo hội, đặc biệt trong việc làm chứng và truyền bá Tin Mừng.
Đại hội Thánh Thể Quốc tế:
Các Đại hội Thánh Thể quốc tế thường xuyên nêu bật mối liên hệ giữa Chầu Thánh Thể và sứ vụ truyền giáo. Bạn có thể tìm kiếm các bài thuyết giảng hoặc tài liệu tóm tắt các chủ đề được đưa ra trong các đại hội này để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.
Việc Chầu Thánh Thể được coi là điều kiện quan trọng cho công cuộc truyền giáo mới đã được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu và hướng dẫn của Giáo hội. Dưới đây là một số nguồn tài liệu liên quan: Chầu Thánh Thể cầu cho việc truyền giáo: Tài liệu này đề cập đến việc chầu Thánh Thể như một phương tiện để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo, nhấn mạnh rằng việc tham dự Thánh Thể giúp củng cố đức tin và sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội.
Chầu Thánh Thể – Khánh nhật Truyền giáo: Bài viết này đề cập đến việc chầu Thánh Thể trong Khánh nhật Truyền giáo, nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể mời gọi các tín hữu tham gia vào sứ mệnh cứu rỗi của Ngài.
Những tài liệu này cho thấy việc chầu Thánh Thể không chỉ là hành động tôn thờ mà còn là điều kiện quan trọng để củng cố đức tin và thúc đẩy công cuộc truyền giáo trong Giáo hội.
Top of Form
Bottom of Form
Các Đặc Sủng trong Hội Thánh
“Chính trong cộng đồng mà các hồng ân Chúa Cha đổ đầy trên chúng ta được nảy nở và phát triển; và chính trong cộng đồng mà chúng ta học cách nhận ra các hồng ân ấy như là dấu chỉ của tình yêu của Ngài dành cho tất cả con cái mình.”
ĐTC Phanxicô giải thích về các Đặc Sủng trong Hội Thánh. Ngay từ ban đầu, Chúa đã đổ đầy Hội Thánh những hồng ân của Chúa Thánh Thần, cho nên Người làm cho Hội Thánh được sinh động và phong phú hơn, với những hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trong những hồng ân ấy, có những hồng ân đặc biệt có giá trị cho việc xây dựng và cuộc hành trình của cộng đồng Kitô hữu: đó là các đặc sủng. Trong bài giáo lý này, chúng ta muốn tự hỏi: các đặc sủng là gì? Làm sao chúng ta có thể nhận ra và đón nhận chúng? Và trên hết: sự kiện là trong Hội Thánh có một sự đa dạng và vô số đặc sủng, và chúng ta coi chúng như một điều tích cực, một điều đẹp, hay như một vấn đề? Theo ngôn ngữ thông thường, khi nói về “đặc sủng”, người ta thường nghĩ đến một tài năng, một khả năng tự nhiên. Người ta nói rằng: “Người này có một đặc sủng đặc biệt để giảng dạy. Có nghĩa là “tài năng mà người ấy có.” Vì vậy, khi đối diện với một người đặc biệt lỗi lạc và hấp dẫn, họ nói: “Đó là một người có sức lôi cuốn [có đặc sủng].” “Điều ấy có nghĩa gì?” “Tôi không biết, nhưng người ấy có sức lôi cuốn.” Và chúng ta nói như thế. Chúng ta không biết điều mình nói, nhưng chúng ta nói: “Đó là đặc sủng.” Tuy nhiên, theo quan điểm Kitô giáo, sức lôi cuốn [đặc sủng] không chỉ là một phẩm chất cá nhân, một tài năng thiên phú có thể được trang bị: đặc sủng là một ân sủng, một hồng ân được Chúa Cha ban, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Và đó là một hồng ân được ban cho một người không vì người ấy tốt hơn những người khác hoặc vì người ấy xứng đáng: đó là một hồng ân mà Thiên Chúa ban cho người ấy, vì với cùng một sự ban tặng nhưng không và cùng một tình yêu, người ấy có thể dùng nó để phục vụ toàn thể cộng đồng, vì lợi ích của tất cả mọi người. Theo cách nhân loại thì chúng ta có thể nói: “Thiên Chúa ban cho người này đặc tính này, đặc sủng kia, không phải cho cá nhân người ấy, mà để phục vụ toàn thể cộng đồng.” Hôm nay, trước khi đến quảng trường này, tôi tiếp đón rất nhiều trẻ em khuyết tật trong Đại Sảnh Phaolô VI. Có rất đông các em với một hiệp hội dành riêng cho việc chăm sóc các trẻ em này. Hiệp hội này là gì? Hiệp hội này, những người này, những người nam nữ này, có đặc sủng để chăm sóc các trẻ em khuyết tật. Đó là một đặc sủng! Một điều quan trọng cần phải được nhấn mạnh ngay là sự kiện là một người không có thể tự mình nhận ra rằng mình có đặc sủng hay không, và có đặc sủng gì. Vì thế, nhiều lần chúng ta nghe một người nói, “Tôi có đặc tính này, tôi biết cách hát hay lắm.” Và không ai có can đảm để nói lại: “Bạn nên im lặng, bởi vì tất cả chúng tôi đều bị hành hạ khi bạn hát.” Không ai có thể nói: “Tôi có đặc sủng này.” Chính trong cộng đồng mà các hồng ân Chúa Cha đổ đầy trên chúng ta được nảy nở và phát triển; và chính trong cộng đồng mà chúng ta học cách nhận ra các hồng ân ấy như là dấu chỉ của tình yêu của Ngài dành cho tất cả con cái mình. Như thế, thật tốt cho mỗi người chúng ta khi tự hỏi: “Có đặc sủng nào mà Chúa đã khơi dậy trong tôi, trong ân sủng của Chúa Thánh Thần, mà các anh chị em trong cộng đoàn Kitô đã nhận ra và khuyến khích không? Và tôi phải làm gì với hồng ân này: tôi có sống quảng đại, sử dụng nó để phục vụ mọi người, hoặc bỏ bê nó và cuối cùng quên mất ơn ấy? Hoặc nó có thể trở thành một cớ làm tôi kiêu hãnh, đến nỗi luôn luôn phàn nàn về người khác và đòi mọi người trong cộng đồng phải làm theo cách của tôi”. Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tự hỏi: nếu có một đặc sủng trong tôi, nếu đặc sủng này được Hội Thánh công nhận, nếu tôi hài lòng với đặc sủng này hoặc tôi có một chút ghen tị với những đặc sủng của người khác, nếu tôi muốn, tôi muốn có những đặc sủng ấy. Đặc sủng là một hồng ân: chỉ một mình Thiên Chúa ban cho mà thôi!
Tuy nhiên kinh nghiệm đẹp nhất là khám phá ra biết bao đặc sủng khác nhau và biết bao hồng ân của Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha đổ đầy Hội Thánh của Ngài! Điều này không được coi như một cớ gây ra sự hỗn loạn hay khó chịu, tất cả đều là những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho cộng đoàn Kitô hữu, để cộng đoàn này có thể phát triển hài hòa, trong đức tin và trong tình yêu của Ngài, như một thân thể duy nhất, thân mình của Đức Kitô. Cùng một Thánh Thần đã ban cho chúng ta sự đa dạng về đặc sủng này, tạo nên sự hiệp nhất của Hội Thánh. Luôn luôn cùng một Thánh Thần. Cho nên, trước sự đa dạng của các đặc sủng, chúng ta phải vui mừng mở rộng lòng ra và nghĩ rằng, “Tốt đẹp biết bao! Có nhiều hồng ân khác nhau, bởi vì chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, và tất cả mọi người đều được Ngài đặc biệt yêu thương. Do đó, khốn thay, nếu những hồng ân này trở thành cớ cho ghen tương, chia rẽ và tị hiềm! Như Thánh Tông Đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô, chương 12, rằng tất cả các đặc sủng đều quan trọng trong mắt Thiên Chúa, và đồng thời, không ai là không thể thay thế được. Điều này có nghĩa là trong cộng đồng Kitô hữu, chúng ta cần nhau, và mỗi hồng ân mà chúng ta lãnh nhận được thể hiện trọn vẹn khi được chia sẻ với anh chị em vì lợi ích của tất cả mọi người. Đây là Hội Thánh! Và khi Hội Thánh, trong sự đa dạng về các đặc sủng của mình, được diễn tả trong sự hiệp thông, thì không thể sai lầm: đó là vẻ đẹp và sức mạnh của sensus fidei, cảm thức siêu nhiên của đức tin, được Chúa Thánh Thần ban cho, để tất cả chúng ta có thể cùng nhau đi vào trung tâm của Tin Mừng và học cách theo Chúa Giêsu trong đời sống của mình.
Hôm nay Hội Thánh mừng lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Thánh nữ qua đời khi 24 tuổi và Chị đã rất yêu Hội Thánh, đã muốn trở thành một nhà truyền giáo, nhưng Chị muốn có tất cả các đặc sủng, và nói: “Tôi muốn làm điều này, điều này và điều này,” muốn mọi đặc sủng. Trong khi cầu nguyện, Chị cảm nhận được rằng đặc sủng của Chị là tình yêu. Và Chị đã nói một câu tuyệt mỹ này: “Trong lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu.” Và tất cả chúng ta đều có đặc sủng này: khả năng yêu thương. Hôm nay chúng ta xin Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu khả năng yêu thương Hội Thánh này, yêu thương Hội Thánh rất nhiều, và nhận mọi đặc sủng với tình yêu này của con cái của Hội Thánh, của Mẹ thánh Hội Thánh phẩm trật của chúng ta[1].
Đào luyện
Phương thức Chầu Thánh Thể: CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM TẬP TRUNG
Hướng dẫn: Dân Chúa chầu Thánh Thể
Phòng Thánh Thể: có trang bị với một phong cách văn hóa và khoa học.
Phương thức: “Cầu nguyện-cảm nghiệm và tập trung. Có sư phạm theo Phúc Âm và mục tiêu: Đạt tới Đức tin-Cá vị. Chúa Giêsu chạm vào Hồn con như Đức Mẹ và các Tông Đồ đón nhận “Lửa và Gió” trong ngày lễ Ngũ Tuần: Biến đổi ta nên giống Chúa Hiền lành và khiêm nhường; biết sống liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ như người Samari và truyền giáo theo gương Mẹ Maria qua con đường đối thoại và hòa giải.
Thinh lặng trước Thánh Thể: trực tiếp trước Thánh Thể hay cách thiêng liêng, tùy hoàn cảnh, một giờ một ngày hay một tuần tùy theo hoàn cảnh mỗi phương Đông phương Tây, mỗi Nước, mỗi Châu lục.
Tổ chức Chầu
Chầu Thánh Thể là tôn thờ và tôn vinh Chúa Kitô Thánh Thể đang hiện diện. Chầu Thánh Thể là chiêm ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô hiện diện thực sự trước chúng ta. Chúng ta “thinh lặng” trước sự hiện diện của Người và mở lòng ra đón nhận ân sủng Người ban tuôn chảy từ Thánh Thể. Nhờ phụng thờ Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta sẽ được biến đổi nên người Chúa muốn! Như thanh nam châm, Chúa sẽ hút chúng ta vào với Người và nhẹ nhàng biến cải chúng ta. Chầu Thánh Thể còn có nghĩa là “Thiên Chúa và con người vươn đến nhau cùng một lúc!” Đỉnh cao nhất của sự kết hiệp này là khi chúng ta hiệp lễ: Chầu thinh lặng[2]. Mỗi cộng đoàn nên tổ chức phòng cầu nguyện, có nhà tạm với Mình Thánh Chúa, có sẵn sách Kinh Thánh, và cổ vũ cho nhiều người đến cầu nguyện với Lời Chúa trong thinh lặng[3].
Phương thức “Tâm linh-Khoa học”. Cầu nguyện – Cảm nghiệm:
–“Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”[4]; và ”Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi”[5]. Mục đích: Biến đổi Đức Tin truyền thống, cộng đồng trở thành Đức Tin-cá vị, xác tín bản thân, sống động.
Bật ánh sáng huyền linh và ánh sáng tập trung vào Thánh Thể, với biểu tượng thiêng liêng, nếu nơi đó không có thể đặt Mình Thánh. Mở máy lạnh, tác động “Thân-Tâm” hài hòa; mở nhạc không lời, để giúp tác động tới tâm. Tâm trí quyện lại, sẽ trở thành ý chí. Ý chí là muốn đi theo Chúa.
Hình thức 1
- Định tâm
Ngồi thanh thản, hai mắt nhắm lại hoặc mở ¼, nhìn xuống đầu mũi. Hai đầu ngón tay cái và ngón trỏ bấm vào nhau, để kéo giây thần kinh óc tụ lại. Hít sâu (phình bụng) – nín – thở dài (thóp bụng), ý thức: “Tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi nín, tôi biết tôi thở ra”, để tập trung tư tưởng và khiến “Thân-tâm” hài hòa. Rồi, xác tín Chúa đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Cầu xin: “Xin Chúa Thêm đức tin cho con (3lần); “Xin cho con được gặp Chúa (3 lần). Sau cùng: “Giục lòng yêu mến, nâng tâm trí lên gặp và sống với Ngài”. Hầu được Ngài biến đổi. (Im lặng)
- 2. Dẫn nhập: (đọc nhẹ nhàng, thong thả, vừa đủ nghe)
– “Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa: “Hiền lành và khiêm nhường”. Xin Chúa thực hiện Thánh Ý Chúa nơi con: “Sống liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ”, qua con đường “Đối thoại và hoà giải”. (Im lặng)
- Lời Nguyện: (đọc to tiếng, để tác động tới trí.)
– “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây, sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy”.
– “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con không làm gì được” (Im lặng)
- 4. Cảm nghiệm nội tâm:(nói trong tâm hồn, đọc thầm, chậm rãi, mỗi hình ảnh ngưng lại để cảm nghiệm, hầu tác động tới tâm.)
– “Con sống trong Chúa như cá trong biển”. (Tưởng tượng con là cá, Chúa là biển.)
– “Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà” (Tưởng tượng con là ngôi nhà, Chúa là kho tàng.)
– “Con và Chúa nên một như bột dậy men, như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng”.
- Lời nguyện tự phát: (Kết quả của tâm và trí quyện lại với nhau, trở thành ý chí.)
– “Lạy Chúa Giêsu, con đang sống với Chúa. Con yêu mến Chúa. Con cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen và tôn vinh Chúa. Khi về với cuộc sống đời thường, con quyết tâm sống “Hiền lành và khiêm nhường”. Xin Chúa trợ giúp con sống bền vững điều con quyết tâm”.
- 6. Xin Thánh Thần (đứng giơ cao 2 tay)
“Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn: Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Tầm Nhìn cho con”.
Hít sâu (phình bụng) – nín – thở dài (thóp bụng), ý thức: “Tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi nín, tôi biết tôi thở ra”. Mở mắt.
- Kết thúc: Phép lành
– Linh mục: Ban phép lành
– Hàng Giáo dân. Cầu phúc lành: Xin Chúa xuống phúc lành cho chúng con và toàn thể thế giới.
Hình thức 2
Dẫn nhập
Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con. Con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa, sống theo gương người Samari và biết truyền giáo theo gương Mẹ Maria.
Nội dung
Cầu nguyện: Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, con yêu mến Chúa, xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa: Hiền lành và khiêm nhường; biết sống liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ theo gương người samari; thực hiện truyền giáo qua con đường đối thoại và hòa giải theo gương Mẹ Maria.
Cảm nghiệm:
“Thấy là cây Nho, các con là cành. Cành nào kết hợp cùng cây sẽ trổ sinh hoa trái. Cành nào lìa cây sẽ khô héo liền. Các con hãy ở trong tình yêu của Thầy. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy. Kẻ ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con không làm gì được”.
Con sống trong Chúa như cá sống trong biển. Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà. Con và Chúa nên một như bột dậy men, như cục than đen, thanh sắt han gỉ được đặt trong lò lửa yêu mến sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.
Kết: Xin Chúa sai Thánh Thần
Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con. Cho con ơn khôn ngoan để phục vụ Dân Chúa; cho con ơn sức mạnh để loan báo tin vui và cho con tầm nhìn cùng mọi người vươn tới tương lai. Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con.
Xác tín Chúa Thánh Thần đang ở với con và đồng hành cùng con. Ngài ban những ơn cần thiết cho con. Nhất là ơn truy xuất, nói năng và hành động đúng lúc.
Xin Chúa cất bớt những trở ngại trong con để chương trình của Chúa được thực hiệ,
Mọi thứ bệnh tật phải ra khỏi tôi.
Phép lành: Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần xuống phúc lành cho con, gia đình con và cho toàn thể thế giới hôm nay. Amen.
Hệ qủa
Mặc dầu Chúa Giêsu và Lời của ngài là một. Nhưng, Công đồng Vat. II tập trung vào Chúa Kitô và vào Lời của người. Và vì thiếu lòng tin, người ta thường nhấn tới Lời hơn Mình. Giáo dân Hoa Kỳ, khoảng 70% không tin Bí Tích Thánh Thể. Do đó, gần đây có Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”[6], nhắc nhở Dân Chúa chú ý tới Chúa Giêsu đang sống: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế”.
“Ta sống trong Chúa và Chúa sống trong ta, như hạt sương tan biến trong biển cả, như chim bay trong bầu trời, như cá bơi lặn trong đại dương. Chúa trở nên một với linh hồn. Một lối sống được thay đổi sâu xa. Hạnh phúc cho linh hồn có Chúa ở trong họ, linh hồn sống với Chúa, sống cho Chúa và được chuyển biến bởi Chúa”. Đúng như kinh nghiệm tâm linh thánh Phaolô: “Bây giờ không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”. Mục đích sau cùng của việc chầu Thánh Thể: “Gắn bó với Chúa, được Chúa chạm vào và được biến đổi: Nên những vị Thánh”. Đây là phương thức “ắt có và đủ” để đào luyện Đức tin-Cá vị, tròn đầy, trong sáng và “xác tín-mãnh lực-đạt đích”, đáp ứng thiên niên kỷ mới./.
- Khi đã quen và đã trở thành như hơi thở, chúng ta có thể rời bỏ mọi hình thức, phương pháp đào luyện.
Truyền thông TGP/SG và HV/CG/VN, tháng Giêng 2025
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] https://giaophanvinhlong.net/Bai-Giao-Ly-8-cua-DTC-Phanxico-ve-Hoi-Thanh-Cac-Dac-Sung-trong-Hoi-Thanh.html
[2] Lm. Giuse Phạm Đình Ái, Học Viện Thánh Thể, chuyển ngữ, 30-12-2010
[3] Dc. Giuse Trần Xuân Tiếu, thư mục vụ, tháng 7 năm 2011
[4] Lc. 21,36
[5] Ampère
[6] Phanxico, Tông huấn “Đức Kitô đang sống”, 1.5.2019