CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
Vị niên trưởng đại sứ thay mặt cho các đồng nghiệp đã chào đón Đức Thánh Cha vào ngày 9/1/2025. Nhà ngoại giao người Síp George Poulides nhấn mạnh rằng niềm hy vọng, chủ đề trọng tâm của Năm Thánh, cũng như sự kiên nhẫn, là những hành trang của mọi nhà đàm phán giỏi để các xung đột được giải quyết thông qua đối thoại và tình liên đới.
“Ngoại giao phải có can đảm sáng tạo để tăng cường sự hiệp nhất trong đa dạng,” niên trưởng đoàn ngoại giao và là Đại sứ Cộng hòa Síp, ông George Poulides, phát biểu vào thứ Năm tuần này tại Phòng Phép Lành. Những lời này, được nói với Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến hàng năm mà ngài dành cho các đại sứ tại Tòa Thánh để bày tỏ những lời cầu chúc của ngài trong năm mới, vang lên như một lời hứa từ các nhà ngoại giao.
Trước bài phát biểu của Đức Thánh Cha, truyền thống muốn rằng nhà ngoại giao lâu năm nhất sẽ cảm ơn Đức Thánh Cha, điều mà George Poulides đã không quên làm, nhấn mạnh “công việc không mệt mỏi” của Đức Phanxicô là “nguồn hy vọng cho rất nhiều dân tộc, cho rất nhiều người nữ và người nam.” Nhà ngoại giao này nhấn mạnh rằng chủ đề hy vọng được chọn cho Năm Thánh 2025 này đã thúc đẩy, trước những sự kiện bi thảm hiện tại, “quyết tâm đấu tranh cho một tương lai hòa bình, thông qua đối thoại và liên đới”. “Niềm hy vọng quấy rầy: không thể ngăn cản được nơi những người có niềm tin, sự tin tưởng vào người lân cận của mình, nó liên kết các thế hệ, củng cố các cộng đồng,” George Poulides khẳng định và đồng thời trích dẫn Sắc chỉ Spes non Confundit của Năm Thánh, trong đó Đức Phanxicô nhấn mạnh “sự cấp bách của việc mang lại những dấu hiệu hữu hình của yêu thương và thấu hiểu cho những người phải chịu đựng nhiều nhất từ sự mất cân bằng trong hệ thống xã hội của chúng ta.”
Vì vậy, theo vị niên trưởng, “chỉ bằng cách trở thành “những người hành hương hy vọng” cho người bệnh, người nghèo, tù nhân, người di cư, người già và người trẻ, chúng ta mới có thể kích hoạt lại vòng tròn nhân đức này, bằng cách an ủi và nhận ra nỗi thống khổ của người khác, tái hòa nhập những người mong manh nhất vào gia đình nhân loại”.
Hy vọng và kiên nhẫn: những hành trang của nhà ngoại giao giỏi
Những lời của Đức Thánh Cha trong sứ điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi khi công bố khai mạc Năm Thánh, chất vấn “trực tiếp vai trò của chúng tôi với tư cách là những nhà ngoại giao”, Đại sứ Síp nhận xét, chúng mời gọi “biết nắm bắt mọi cơ hội mở ra, thậm chí nhỏ nhất”. Điều này “đòi hỏi sự kiên định, dấn thân” và “kiên nhẫn”, ĐTC Phanxicô nhắc lại trong chuyến đi tới Bỉ và Luxembourg, như “con đường xây dựng một châu Âu thống nhất và hòa bình”, đòi hỏi “thiết lập lại các mối quan hệ và xây dựng lại niềm tin giữa các quốc gia”. Và phải dành thời gian “để chào đón những người di cư, xây dựng các xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo,” George Poulides nói tiếp và đồng thời nói thêm rằng “niềm hy vọng và sự kiên nhẫn phải là những tọa độ của bất kỳ nhà ngoại giao giỏi nào, để cuối cùng các xung đột được giải quyết”.
Xóa nợ: sự đền bù về mặt đạo đức và luân lý
Niên trưởng đoàn ngoại giao cũng trích dẫn sự khuyến khích của Đức Thánh Cha, trong chuyến đi đến Indonesia, nhân cuộc gặp với Đại Imam Nasaruddin Uman tại Đền thờ Hồi giáo Istiqlal, “đi tìm kiếm Thiên Chúa và góp phần xây dựng các xã hội cởi mở dựa trên sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau”, tất cả cùng nhau “mỗi người nuôi dưỡng tâm linh và thực hành tôn giáo của riêng mình”. Và nhấn mạnh vào “nhu cầu phân phối lại tài nguyên một cách công bằng và hợp lý” ở Đông Timor, Papua New Guinea và Singapore. Nhà ngoại giao người Síp cũng đề cập đến nhiều lời kêu gọi khác nhau do Đức Phanxicô đưa ra với cộng đồng quốc tế để “họ sát cánh cùng các quốc gia đang gặp khó khăn, hầu các nước này trở thành những xã hội công bằng hơn, tự do hơn và cởi mở hơn”. Và, trong số các giải pháp khác nhau được Đức Thánh Cha đề xuất, Đại sứ Síp đề cập đến “việc hủy bỏ khoản nợ kinh tế mà các nước nghèo nhất đã mắc, thường bằng vũ lực, đối với các nước giàu nhất” và điều này “không phải vì bố thí hay thương hại, mà là sự đền bù về đạo đức và luân lý“, bởi vì phải thừa nhận “sự tồn tại của món nợ sinh thái của các nước công nghiệp hóa đối với phía Nam của thế giới, vốn phải trả giá gấp đôi cho việc khai thác mà họ là nạn nhân“.
Phục hồi trái tim
Cuối cùng, George Poulides, khởi động lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha là hãy mở “những cánh cửa trái tim” được phát biểu trong nghi thức mở Cửa Thánh của nhà tù Rebibbia vào ngày 26 tháng 12, nhấn mạnh rằng sự thay đổi phải bắt đầu từ chính mình và cần phải học biết yêu thương nhau và yêu thương, và như chúng ta có thể đọc trong thông điệp Dilexit nos, thế giới, giữa chiến tranh và sự mất cân bằng, cần phải “khôi phục “những gì quan trọng nhất: trái tim””.
Tý Linh
(theo Tiziana Campisi – Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, năm thánh 2025, Phanxicô-I
Trackback from your site.