Bài giảngLưu trữ

BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG

BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 14th, 2024. Posted in Tâm linhThế GiớiTý Linh

Thứ Sáu, ngày 13 tháng 12, tại Hội trường Phaolô VI, Cha Roberto Pasolini đã  bài suy niệm thứ hai trong ba bài suy niệm dịp Mùa Vọng, về chủ đề “Cánh cửa của niềm tin tưởng”. Một sự lựa chọn can đảm, chứ không phải sự lạc quan đơn thuần, niềm tin tưởng duy trì niềm hy vọng ngay cả trong những lúc thử thách và là liều thuốc giải độc cho tính ích kỷ. Thánh Giuse, chứng nhân sáng ngời của sự nhưng không, là một mẫu gương để noi theo.

Trong một thời đại được đánh dấu bằng xu hướng ích kỷ tập thể, liệu chúng ta có thể nói đến sự tin tưởng không? Và trong những thời khắc khó khăn của cuộc sống, trong những giai đoạn quan trọng này khi chúng ta sợ mất đi một điều gì đó vô cùng quan trọng, liệu chúng ta còn có thể tin tưởng vào điều gì và ai đó không? Đây là những câu hỏi ngấm ngầm được đặt ở trung tâm của bài suy niệm thứ hai trong Mùa Vọng của Cha Roberto Pasolini, tu sĩ Dòng Capuchin và nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, được đề xuất sáng nay với Đức Thánh Cha và các cộng tác viên của ngài trong Giáo triều Rôma. Chủ đề được chọn cho ba suy tư là: “Những cánh cửa của hy vọng. Hướng tới việc khai mạc Năm Thánh qua lời ngôn sứ của Lễ Giáng Sinh”.

Niềm tin, nền tảng của mối quan hệ con người

Sau bài suy niệm đầu tiên vào ngày 6/12/2024 bàn về “Cánh cửa cho sự ngạc nhiên thán phục”, Cha Pasolini hôm nay mời gọi chúng ta bước qua “cánh cửa của niềm tin tưởng”, thái độ nền tảng này vốn hỗ trợ các mối quan hệ giữa con người với nhau, nuôi dưỡng lòng can đảm để đối mặt với những thách đố hằng ngày và nhìn về tương lai. Cha nhấn mạnh: “Niềm tin tưởng không phải là sự lạc quan ngây thơ”, nhưng là một sự lựa chọn can đảm xuất phát từ một tầm nhìn sâu sắc về thực tại và duy trì niềm hy vọng ngay cả trong những thời điểm khó khăn.

Achaz, vua xứ Giuđa

Để chứng minh cho điều này, cha Pasolini trích dẫn ba nhân vật: Achaz, vua xứ Giuđa, viên đại đội trưởng Rôma vô danh và thánh Giuse. Đầu tiên là nhà vua, trong cuộc chiến syro-éphraïmite, không tin tưởng vào Chúa và thay vì ở lại Giêrusalem như ngôn sứ Isaia yêu cầu, ông lại thích liên minh với Assyria, nơi ông trở thành chư hầu. Về bản chất, Achaz không tin vào sự quan phòng của Chúa, nhưng bất chấp điều này, Thiên Chúa không rời mắt khỏi ông. Ngược lại, khoảnh khắc thiếu tin tưởng của nhà vua đã mở ra lời tiên tri về Đấng Emmanuel: “Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel” (Is 7, 9).

Cái nhìn của Thiên Chúa khiến chúng ta lên đường

Cha giải thích, niềm tin tưởng theo đó Thiên Chúa vẫn gần gũi với chúng ta ngay cả khi chúng ta tỏ ra không đáng tin cậy, vượt xa sự lạc quan đơn thuần, bởi vì Chúa biết chắc rằng tiếng nói của Ngài “như mưa và tuyết” không từ trời rơi xuống mà không tạo ra hiệu quả trên mặt đất. Vốn là Tình Yêu ngay từ đầu và đã tạo dựng chúng ta được tự do, nên Thiên Chúa biết chắc rằng niềm tin tưởng luôn là cái nhìn cần phải ưu tiên và đảm nhận, bởi vì “chỉ có niềm tin mới giải thoát”. Và chính cái nhìn của nó, trong những lúc thử thách và chán nản, sẽ giúp vượt qua khó khăn và tiếp tục hành trình. “Thiên Chúa tôn trọng sự tự do của chúng ta và rất vui khi chúng ta sử dụng nó để trở nên như Ngài. Ngài tôn trọng sự tự do này ngay cả khi chúng ta chọn khép kín mình và sống ích kỷ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không hướng nhìn về Ngài, thì Chúa cũng không thể rời mắt khỏi chúng ta. Ngài tiếp tục nhìn nhận chúng ta là những đứa con yêu dấu, tin tưởng vào khả năng của chúng ta trở về với Ngài và với chính mình”.

Viên đại đội trưởng Rôma

Nhân vật thứ hai được cha giảng thuyết trích dẫn là viên đội trưởng vô danh của quân đội Rôma được mô tả trong Tin Mừng theo thánh Luca: mặc dù là một người ngoại giáo, nhưng ông vẫn quyết định tin tưởng vào Chúa Giêsu và xin Người chữa lành người đầy tớ bị bệnh của mình. Quan tâm đến cuộc sống và nhu cầu của người khác, viên đại đội trưởng cũng cố gắng không gây rắc rối cho Chúa, khi tránh cho Người vào nhà mình, vì biết rằng một người Do Thái thực hành đạo như Người sẽ bị ô uế khi vào nhà của một người ngoại đạo. Thực ra, ông nói với Chúa Giêsu bằng một “câu nói tuyệt vời” mà sau này được đưa vào phụng vụ Kitô giáo: “Lạy Chúa, con không đáng cùng ngồi vào bàn với Chúa; xin Chúa chỉ cần nói một lời và con sẽ được cứu.” Nhà giảng thuyết giải thích rằng những lời này bày tỏ niềm tin tưởng lớn lao vào Chúa Giêsu và vào sự kiện rằng Người là Lời dứt khoát về ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Mối liên hệ giữa niềm tin vào Thiên Chúa và sự quan tâm đến người lân cận

Cha Pasolini cũng nêu bật một khía cạnh khác: viên đội trưởng Rôma cho thấy rằng niềm tin vào Thiên Chúa và sự quan tâm đến người lân cận là “không thể tách rời” hoặc “bất đối xứng”. Ngược lại: “Niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là đích thực trong chừng mực chúng ta tin rằng sự tin tưởng và lòng tốt không bao giờ là thừa trong các mối quan hệ mà chúng ta đang sống”. Đó không chỉ là vấn đề thể hiện tình thân ái, mà là “luôn tìm thời gian và cách thức để đặt mình vào vị trí của người khác”, bước theo Chúa, Đấng không bao giờ làm chúng ta khó chịu, “ngay cả khi chúng ta phạm tội”, bởi vì “chính tình yêu đến gần người khác, chính ánh sáng luôn tỏa sáng, ngay cả trong bóng tối”.

Trở thành tín hữu, đó là mở rộng nhân tính của chúng ta

Viên đại đội trưởng tin tưởng mọi sự và mọi người, ngay cả trong bối cảnh không thiếu khó khăn, là biểu hiện của một nhân loại “trong sáng, cởi mở, lành mạnh, hữu hình”, đó là “một lời nhắc nhở mạnh mẽ cho chúng ta và cho hành trình đức tin của chúng ta” trong đó chúng ta thường thấy mình khép kín, đa nghi và ích kỷ. Trở thành tín hữu có nghĩa là mở rộng và “gia tăng nhân tính và tình yêu thương nhân từ của chúng ta, nếu không chúng ta sẽ tự dối mình khi ẩn náu “dưới bóng Chúa để cho phép chúng ta ít tin tưởng hơn một chút” vào Ngài, vào người lân cận của chúng ta và vào chính chúng ta.

Thánh Giuse, biểu tượng của sự tin tưởng

Tiếp đến, cha Pasolini tập trung vào thánh Giuse – người mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến qua tông thư Patris Corde – mô tả ngài là “một biểu tượng của sự tin tưởng” trong chừng mực ngài sẵn sàng “xác định lại bản thân không phải từ chính mình, nhưng từ hoàn cảnh”. Không phải ngẫu nhiên mà, trong một xã hội nơi phụ nữ được xác định bởi đàn ông, thánh Giuse lại được gọi là “chồng của Maria”. Mặc dù bối rối trước việc mang thai không thể tưởng tượng được của Đức Maria, nhưng ngài không phản ứng giận dữ, ngài không chạy trốn, nhưng vẫn ở lại và sát cánh với những người yếu đuối nhất: Đức Trinh Nữ và Chúa Hài Nhi. Thánh Giuse không đòi hỏi hay tự mình thực hiện công lý, nhưng thích nghi với hoàn cảnh mà ngài gặp phải. Không hề có bất kỳ thái độ thụ động hay từ bỏ nào, do đó ngài là một tấm gương về lòng can đảm.

Vượt quá trong tình yêu

Bằng việc tin tưởng vào Chúa, thánh Giuse đã nhận ra một điều quan trọng: cần phải yêu thương nhiều hơn những gì ngài đã từng tưởng tượng. Cha Pasolini nhận xét: “Một bài học cũng có giá trị cho chúng ta: khi chúng ta thấy mình ở trong những hoàn cảnh phức tạp, bị hoảng sợ hoặc tức giận, chúng ta không dừng lại để suy nghĩ, nhưng chúng ta chỉ cố gắng tránh né vấn đề, chúng ta rất sợ hãi đối mặt với thực tế, bởi vì chúng ta không muốn bị buộc phải thừa nhận ở đó lời kêu gọi dấn thân nhiều hơn vào cuộc sống của người khác.” Bị dồn vào chân tường, “chúng ta có xu hướng muốn thay đổi hoàn cảnh”.

Ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất

Tuy nhiên, cha giảng thuyết nhắc lại, “hành vi công lý đích thực nhất không bao giờ hệ tại việc sửa chữa những gì làm chúng ta khó chịu hoặc những gì chúng ta không thích, nhưng là cố gắng thay đổi bản thân, bằng cách cải tân lại những kỳ vọng của chúng ta theo nhu cầu hoặc khó khăn của những người xung quanh”. Do đó, giống như thánh Giuse, trong “những giai đoạn quan trọng và đen tối nhất của cuộc đời, khi chúng ta dường như đánh mất một điều gì đó vô cùng quan trọng, Thiên Chúa luôn soi sáng, kích thích sự sáng tạo của chúng ta và dạy chúng ta đừng từ bỏ ước mơ của mình, nhưng phải trải nghiệm chúng một cách khác.”

Đức khiết tịnh, đó là không sống ích kỷ

Cha Pasolini tiếp tục bằng cách nhấn mạnh đến một điểm khác: sự sẵn sàng được thánh Giuse thể hiện trong việc chấp nhận thực tại không gì khác hơn là đức khiết tịnh, không được hiểu theo nghĩa chặt về mặt thể lý mà, theo nghĩa rộng hơn, là sự tránh xa tính ích kỷ và “khả năng sống tương quan với người khác trong khi tôn trọng định kỳ và thời gian của họ”, “trong việc trao đổi sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau”. Cah nói tiếp : “Trong một thời đại được đánh dấu bằng sự quan tâm nhiều hơn đến bản thân, bằng cách tránh những hy sinh không hữu ích và có hại cho nhân loại của chúng ta, nguy cơ tập thể có thể là nguy cơ trượt theo hướng ích kỷ trong đó người khác bị đẩy xuống kế hoạch phụ. Điều này giải thích tại sao rất nhiều con đường yêu thương và thánh hiến dễ dàng bị cắt đứt”. Tuy nhiên, chính vào thời điểm này trong lịch sử, “mà tất cả chúng ta đều cảm thấy khao khát sâu xa về những mối quan hệ đích thực, bắt nguồn từ một trái tim tự do, giống như trái tim của Thánh Giuse”, vốni là “chứng nhân sáng ngời của sự nhưng không”.

Chấp nhận thực tại bằng cách tin tưởng vào Chúa

Vì thế, vào Mùa Vọng, lời mời gọi là hãy bước qua cánh cửa của lòng tin tưởng” đã được các ngôn sứ, viên đại đội trưởng Rôma và thánh Giuse chỉ ra, bởi vì “chỉ bằng cách hướng cái nhìn của chúng ta về Thiên Chúa và tìm thấy nơi Ngài sự tin tưởng vào bản thân và người khác, chúng ta sẽ biết cách nhìn ra những điều tốt đẹp xung quanh mình” và “chấp nhận thực tại ngay cả khi nó khó chịu và gần như ghê tởm, cố gắng không tìm kiếm công lý, nhưng điều chỉnh trái tim của chúng ta.” Bằng cách hiểu làm thế nào nó có thể là “một không gian hạnh phúc, bởi vì đó là nơi mà Chúa đã chọn để ở cùng chúng ta mãi mãi”.

Tý Linh

(theo Isabella Piro – Vatican News)

Tags: 

Related Articles

Back to top button