DÂN CHÚA
BIẾN ĐỘNG VÀ HOANG MANG
ĐỘNG NHƯ BIỂN
Lm. Nguyễn Văn Hinh(D.Min)
Dẫn nhập
Nhân loại đang sống trong nền văn minh Biển. Khái niệm “biển không biên giới”, chúng ta là một nhà và là anh em với nhau. Và Biển từ lâu đã là nơi kết nối các nền văn minh, là con đường giao thương, giao lưu văn hóa và là nguồn tài nguyên vô tận. Và Biển, cũng có câu “Động như biển; lặng như tờ”. Có phải Chúa Thánh Thần, Đấng làm nên hỗn độn, xáo trộn và cuối cùng kiến tạo cân bằng hài hòa – không chỉ trong Giáo hội mà cả trong thế giới và các dân tộc, trong đó có Việt Nam không? Như ngày lễ Ngũ Tuần: Thánh Thần hiện xuống, với hình “Lưỡi Lửa và Gió” làm rung chuyển trái đất, gây xáo trộn, hỗn độn, nhưng đồng thời kiến tạo một sự cân bằng hài hòa mới giữa các dân tộc. Trước Vatican II: Một thời kỳ biến động mạnh mẽ, nhưng từ đó, Giáo hội sới sự hướng dẫn của Thánh Thần, tìm ra hướng đi mới, một sự “cân bằng” trong Hiệp thông. Rồi tới, THĐGM 23-24, Chúa Thánh Thần là Đấng làm hỗn độn, xáo trộn để mở ra con đường mới: “Hài hòa” trong Hiệp hành. Sau THĐGM 23-24: Chúa Thánh Thần đang tiếp tục làm xáo trộn Giáo hội, thế giới và Việt Nam để thúc đẩy một trật tự “cân bằng và hài hòa” trong Hiệp thông và Hiệp hành. Sau đây, tôi xin chia sẻ: “Dân Chúa: Động như Biển – Hỗn độn xáo trộn và cân bằng hài hòa”.
Nhận thức
Kinh Thánh: Từ Hỗn Mang đến Trật Tự Mới. Sáng Thế Ký: “Đất còn hoang vu, tối tăm, và Thần Khí Chúa bay lượn trên mặt nước”[1] → Hỗn độn là khởi đầu của một sáng tạo hài hòa. Công trình Sáng Tạo – Từ hỗn độn đến trật tự hài hòa[2]. Hỗn độn: Ban đầu, thế giới chỉ là một trạng thái “trống rỗng, hỗn độn, tối tăm bao trùm vực sâu. Cân bằng, hài hòa: Khi Chúa Thánh Thần vận hành trên mặt nước, Ngài bắt đầu sáng tạo vũ trụ có trật tự: ánh sáng – bóng tối, đất – nước, con người, cây cối…Tháp Babel – Hỗn độn do con người, hài hòa theo ý Chúa[3]. Hỗn độn: Con người xây Tháp Babel với tham vọng ngang tầm Thiên Chúa. Chúa làm xáo trộn ngôn ngữ của họ, khiến họ không hiểu nhau và phải phân tán khắp nơi. Cân bằng, hài hòa: Điều này không phải ngẫu nhiên, nhưng có sự can thiệp của quyền năng Thiên Chúa, đã giúp loài người lan rộng ra toàn cầu, mở ra sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Đó là kế hoạch của Thiên Chúa. Lịch sử nhân loại và các Dân tộc, trong đó Việt Nam có tương tự như thế không (1975) ? Rồi đến ngày Lễ Ngũ Tuần – Hỗn độn và sự biến đổi hài hòa[4]. Hỗn độn: Khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các môn đệ dưới hình lưỡi lửa và gió, mọi người đều bắt đầu nói các ngôn ngữ khác nhau, gây ra sự kinh ngạc và hỗn loạn giữa đám đông. Cân bằng, hài hòa: Sau đó, các môn đệ được biến đổi, mạnh mẽ ra đi rao giảng Tin Mừng, tạo nên sự hiệp nhất giữa những người từ nhiều dân tộc khác nhau. Sự xáo trộn, trở thành sự hòa hợp mới trong Chúa Thánh Thần. Tiếp đến, thế kỷ XX, Giáo hội đứng trước sự xáo trộn về tư tưởng triết học, xã hội, thần học và mục vụ. Vatican II: Một luồng gió Mới của Chúa Thánh Thần. Công đồng không phá bỏ truyền thống nhưng tái tạo một sự cân bằng hài hòa mới: “Cả …Cả…”. “Ân sủng và Thực tại”. Cả Lời Chúa thay vì chỉ luật lệ. Cả vai trò tu sĩ, giáo dân thay vì chỉ hàng giáo sĩ.
Gần đây nhất, THĐGM 23-24: Một Cuộc Biến Động của Chúa Thánh Thần. Nhiều quan điểm xung đột: bảo thủ – cấp tiến; truyền thống – đổi mới. Nhưng chính trong sự xáo trộn này, Giáo hội đang tìm ra con đường hiệp hành, không phải bằng sự cứng nhắc mà bằng sự linh động trong Chúa Thánh Thần. Rồi nhìn ra Thế giới, cũng đang biến động, hoang mang: Xung đột chính trị, chiến tranh, biến đổi khí hậu, AI, suy thoái kinh tế, đạo đức. Nhưng đây là dấu hiệu của một trật tự mới sắp hình thành? Những mô hình cân bằng mới đang xuất hiện: Hòa hợp Đông – Tây với nền văn minh Biển, với con đường đối thoại và hòa giải. Từ nền kinh tế tập trung, sang phi tập trung như blockchain, nền kinh tế AI. Quyền lực từ cá nhân sang cộng đồng với tinh thần hiệp hành, mạng lưới 4.0 kết nối toàn cầu, minh bạch, công khai, giải trình và đánh giá. Theo Quy luật tự nhiên: Từ hỗn loạn đến trật tự. Vũ trụ từ hỗn mang đến cấu trúc: Big Bang tạo ra một vũ trụ đầy hỗn loạn, nhưng theo thời gian, các thiên hà, hành tinh dần hình thành theo những quy luật vật lý cân bằng. Khí hậu và môi trường: Dù có những biến động lớn như băng hà hay biến đổi khí hậu, Trái Đất luôn tìm cách tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng mới. Đối với Quy luật lịch sử: Xung đột và hòa bình. Lịch sử loài người đầy biến động, nhưng sau mỗi cuộc chiến, thế giới lại thiết lập một trật tự mới. Ví dụ: Chiến tranh Thế giới → Liên Hiệp Quốc & Luật pháp quốc tế. Khủng hoảng kinh tế → Hệ thống tài chính cải tiến. Theo Chu kỳ của cách mạng và trật tự: Xã hội thường trải qua những giai đoạn hỗn loạn (biểu tình, khủng hoảng), nhưng sau đó sẽ xuất hiện những cải cách giúp xã hội vận hành tốt hơn. Sau cùng, xã hội hiện đại: Hỗn độn ngày nay, cân bằng ngày mai. Công nghệ phát triển nhanh chóng gây ra mất cân bằng, nhưng dần dần con người sẽ tìm ra cách thích ứng. Ví dụ: AI và tự động hóa có thể gây mất việc làm, nhưng cũng tạo ra cơ hội mới. Sự bất ổn chính trị toàn cầu có thể dẫn đến một hệ thống quốc tế bền vững hơn. Môi trường và kinh tế đang gặp khủng hoảng, nhưng các xu hướng xanh hóa và phát triển bền vững đang được thúc đẩy để tạo ra một tương lai ổn định hơn. Tư tưởng triết học và tôn giáo: Luật nhân quả & Cân bằng tự nhiên. Triết học Đông phương (Âm – Dương): Sự đối lập luôn song hành, và khi một bên quá mạnh, tự nhiên sẽ tìm cách cân bằng lại. Tư tưởng Kitô giáo: Chúa Thánh Thần hướng dẫn con người từ hỗn loạn đến trật tự, giống như Ngài đã làm trong công trình sáng tạo và ngày lễ Ngũ Tuần. Qui luật cân bằng nhân quả : Mọi sự hỗn loạn đều có nguyên nhân, nhưng theo thời gian, nếu con người sống đúng đắn, có sự hiệp hành, hiệp thông và tham gia vì sứ vụ hạnh phúc nhân loại, sự cân bằng sẽ được thiết lập sớm hơn.
Hành động
Chúng ta không sợ xáo trộn, vì Chúa Thánh Thần chính là Đấng làm mới mọi sự. Nhưng chúng ta cần có phân định, hành động khôn ngoan và xử lý tiêu cực một cách sáng tạo. Giáo hội cần dẫn dắt thế giới tìm ra con đường cân bằng hài hòa, chứ không phải chỉ phản ứng trước thời cuộc. Chúng ta đang chứng kiến những xáo trộn trong thế giới, Giáo hội và xã hội Việt Nam. Nhưng xáo trộn không phải chỉ là dấu hiệu của khủng hoảng, mà còn là dấu hiệu của Chúa Thánh Thần đang hoạt động. Trong bối cảnh này, giáo dân không thể là những người quan sát thụ động, mà phải là những chủ thể tích cực.
Việt Nam trong dòng chảy thế giới: Sự thay đổi nhanh chóng về văn hóa, kinh tế, tôn giáo. Cuộc giằng co giữa truyền thống và hiện đại, Đông và Tây. Vai trò của Giáo hội Việt Nam trong sự cân bằng hài hòa mới: Liệu Giáo hội có thể đóng vai trò tiên phong như Vatican II đã làm? Cần một mô hình Giáo hội “biển cả” bao dung linh hoạt hơn là “đồng bằng nông nghiệp” bảo thủ, cứng nhắc. Giáo hội có thể trở thành cầu nối giữa các xung đột xã hội để kiến tạo hòa bình? Khi Chúa Thánh Thần làm nên xáo trộn, hỗn độn để mở ra một sự cân bằng hài hòa mới? Đây là một giải pháp mục vụ, rất thực tiễn và cần thiết: hành động cụ thể để Giáo hội và xã hội không bị rơi vào hỗn loạn nhưng biết cộng tác với Chúa Thánh Thần trong việc kiến tạo sự hài hòa mới. Sự xáo trộn của Chúa Thánh Thần không phải là sự hỗn loạn của ma quỷ. Nếu không có hành động thích ứng, xáo trộn sẽ dẫn đến khủng hoảng, sợ hãi và đổ vỡ. Nhưng nếu có sự hướng dẫn đúng đắn, xáo trộn sẽ trở thành cơ hội cho một trật tự mới.
Vai trò của Dân Chúa trong sự xáo trộn
- Phân Định: Nhận diện cơ hội trong xáo trộn. Nhiều người lo sợ rằng sự thay đổi trong Giáo hội sẽ gây bất ổn, nhưng Chúa Thánh Thần luôn làm việc theo cách ngạc nhiên. Xáo trộn có thể là khủng hoảng, nhưng cũng có thể là một cơ hội cho tư duy mới. Giáo dân Việt Nam có thể góp phần giải quyết xáo trộn bằng cách: Nhận diện điều tích cực trong những biến động. Dỡ bỏ tâm lý lo sợ hãi và bi quan. Phân định theo tin mừng thay vì theo sợ hãi.
- Hành Động: Tham gia kiến tạo mô hình mục vụ mới, theo Thượng Hội Đồng Giám Mục 23-24 nhấn mạnh “tính hiệp hành”. Giáo dân không còn là những người thụ động, mà phải trở thành những tác nhân chính. Các hành động cụ thể: Đồng trách nhiệm trong việc lãnh đạo mục vụ. Đào tạo giáo dân trở thành những “người dẫn đường”. Đổi mới giáo xứ theo hướng thực tiễn và hài hòa văn hóa.
- Xử lý tiêu cực: Chữa lành và Hoà giải. Sự xáo trộn dẫn đến những xung đột trong cộng đoàn, đặc biệt là giữa: Bênh vực bảo thủ và bênh vực cải cách. Truyền thống và hiện đại. Giáo dân có thể góp phần hòa giải bằng: Thực hành văn hóa đối thoại. Xây dựng những diễn đàn thảo luận. Góp phần giáo dục lớp trẻ theo tinh thần mới. Tương lai của giáo dân. Xáo trộn là cơ hội. Chúa Thánh Thần đang mờ ra những con đường mới, nhưng chúng ta phải có những hành động cụ thể để tối ưu hóa những điều tích cực và giảm thiểu tiêu cực. Đường hướng để đối diện và cộng tác với sự biến động của Chúa Thánh Thần. Nhiều người khi đối diện với biến động hoặc là sợ hãi, hoặc là chống cự, hoặc là buông xuôi. Không phải mọi sự xáo trộn đều là xấu, mà có thể là cơ hội để đổi mới. Dùng tiêu chuẩn của Chúa Thánh Thần để phân định: Điều này có sinh hoa trái thiêng liêng không[5]? Điều này có làm cho con người gần Chúa hơn không? Điều này có mở ra con đường mới cho sự hiệp thông và hòa hợp không? Cần một hội đồng phân định để tránh phản ứng tiêu cực, vội vàng. Huấn luyện giáo dân về phân định thiêng liêng. Áp dụng nguyên tắc của Thượng Hội Đồng: Lắng nghe – Biện phân – Hành động. Dùng truyền thông mục vụ để hướng dẫn cộng đồng thay vì để họ hoang mang. Nhiều người nhìn xáo trộn như một sự đe dọa thay vì một cơ hội. Giáo hội có thể bị động thay vì chủ động trong tiến trình đổi mới. Chuyển hóa khủng hoảng thành cơ hội bằng cách: Tìm điểm cân bằng mới giữa truyền thống và đổi mới. Kết hợp linh đạo cũ và khoa học hiện đại (Tâm linh + Khoa học). Thay đổi mô hình quản trị từ cứng nhắc sang hiệp hành, linh hoạt. Mục vụ giáo dân theo hướng “học tập suốt đời” (cập nhật kiến thức khoa học, quản trị, kinh tế, trí tuệ nhân tạo). Tái cấu trúc mục vụ: Giúp giáo dân thích ứng với thời đại mới, thay vì chỉ dạy đạo lý cũ. Xây dựng mô hình cộng đoàn theo tinh thần Vatican II: Năng động, sáng tạo, có trách nhiệm. Khi có biến động, thường xuất hiện mâu thuẫn giữa các nhóm khác nhau: Bảo thủ và cấp tiến. Truyền thống và hiện đại. Đạo đức cũ và công nghệ mới. Nếu không xử lý, mâu thuẫn sẽ phá hủy cộng đoàn thay vì xây dựng. Thực hành văn hóa đối thoại (Synodality) để xử lý xung đột. Tạo không gian để mọi người cùng nói lên tiếng nói của mình. Dùng nghệ thuật hòa giải thay vì áp đặt lề luật. Huấn luyện nghệ thuật đối thoại và hòa giải trong Giáo hội và xã hội. Thiết lập các diễn đàn thảo luận cởi mở giữa các nhóm quan điểm khác nhau. Dạy giáo dân cách phản ứng trước tin giả, truyền thông tiêu cực.
Áp dụng
“Đũa trong chạn còn có khi xô”; “gia đình, giáo xứ, cộng đồng dân tộc, thế giới…không có xáo trộn không phải là sống”. Nhưng sau đó có đối thoại, giải trình, minh bạch, đánh giá và cân bằng, hài hòa, ổn định, phát triển.
Kết luận: Chân lý “Hiện nay thế giới đang hỗn độn, nhưng tương lai sẽ cân bằng. Thế giới sẽ không mãi hỗn loạn”. Phản ánh một quy luật tự nhiên và xã hội: mọi sự biến động đều hướng đến một trạng thái ổn định hơn theo thời gian. Điều này có thể được chứng minh qua nhiều góc nhìn khác nhau: Dù hiện tại có nhiều biến động (chiến tranh, suy thoái, bất ổn xã hội), nhưng lịch sử đã chứng minh rằng con người luôn tìm cách vượt qua khó khăn để xây dựng một xã hội ổn định hơn. Quy luật này không chỉ đúng trong lịch sử mà còn đúng với cuộc sống cá nhân, gia đình– sau những thử thách luôn là cơ hội để đạt được sự hài hòa và phát triển. Chúa Thánh Thần luôn khởi đầu bằng sự xáo trộn, nhưng đó là để mở ra một sự cân bằng mới. Giáo hội, thế giới và Việt Nam đều đang ở trong tiến trình này. Điều quan trọng không phải là bám chặt vào trật tự cũ, mà là biết nhận ra sự hài hòa mới mà Chúa Thánh Thần đang tạo ra: “Tâm linh và khoa học; ân sủng và năng lương”./.
Truyền Thông TGP/SG và HVCGVN, tháng Hai 2025
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] St 1, 2
[2] St 1:1-31
[3] St 11:1-9
[4] Cv 2:1-13
[5] Gl 5,22