Lưu trữ

HIỆP HÀNH HOÀN VŨ THÁO GỠ RÀO CẢN HIỂU LẦM-LY GIÁN-ĐỐ KỴ

HIỆP HÀNH HOÀN VŨ

THÁO GỠ RÀO CẢN

HIỂU LẦM-LY GIÁN-ĐỐ KỴ

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

Dẫn nhập

Thượng Hội Đồng 2023-2024 về tính hiệp hành. Hiệp hành hoàn vũ, có rất nhiều rào cản. Rào cản quốc tế: hiểu lầm-ly gián và lực cản từ bản chất con người, do đạo đức và văn hóa.  Đó là đố kỵ, ganh tị có thể trở thành rào cản lớn trên con đường này. Bên ngoài, chúng ta có thể tỏ ra vui vẻ với nhau, nhưng bên trong lại cảm thấy khó chịu, so sánh, hoặc thậm chí mong người khác thất bại. Vậy làm thế nào để thực sự vượt qua ba rào cản này? Sau đây, tôi xin chia sẻ: Hiệp hành hoàn vũ, tháo gỡ ba rào cản-hiểu lầm-ly gián-đố kỵ.

Nhận thức

Hiểu lầm

Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhấn mạnh và kêu gọi lòng bác ái đối với người di dân: “Dụ ngôn ‘Người Samaritanô nhân hậu’[1], nghĩa là tình yêu huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ”. Câu hỏi của Chúa Giêsu: “Ai trong ba người cho thấy mình là người thân cận của người bị thương? ” Nhà thông luật trả lời : “Người thực thi lòng thương xót đối với anh ta”. Chúa Giêsu kết luận : “Ông hãy đi và cũng làm như vậy”. Người xem di dân không chỉ là vấn đề kinh tế hay chính trị, mà là đạo đức và nhân đạo. Theo quan điểm của Người, việc xây dựng những bức tường cô lập hay hạn chế quyền lợi của người di dân là đi ngược lại với giá trị Tin Mừng[2].

Phó Tổng thống Vance: “bác ái trước hết phải hướng đến những người thân của ông, và tuyên bố là dựa vào Ordo amoris mà thánh Tôma Aquino nói đến”. Với chính sách đặt nặng vấn đề an ninh biên giới và quy định di dân hợp pháp. Quan điểm của ông tập trung vào việc đảm bảo rằng các quốc gia duy trì chủ quyền và việc di dân theo quy trình hợp pháp. Một số tuyên bố của ông đã gây tranh cãi, vì nhiều người cho rằng chúng mang tính chất bảo thủ hoặc thiếu nhân đạo. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng chính sách của mình không phản đối di dân, mà chỉ muốn kiểm soát tốt hơn để tránh những hậu quả khó lường.

Giải pháp: Đối thoại và hòa giải-Cân bằng và hài hòa

Sự khác biệt: một bên là chính sách, kiểm soát và an ninh; bên kia là quyền lợi, nhân đạo và tình liên đối, đạo đức. Để giải trình, minh bạch, công khai, cần: Tăng cường đối thoại: Các bộ ngoại giao hai bên gặp gỡ để lắng nghe lẫn nhau. Xác định điểm chung: Cả hai bên đều muốn tốt cho xã hội và di dân, nhưng cách đạt được mục tiêu có thể khác nhau. Kết hợp chính sách về an ninh với những biện pháp nhân đạo sẽ giúp đạt được đồng thuận rộng rãi hơn.

Ly gián

Lịch sử có nhiều bài học về sự thâm độc ly gián. Bài học Thời Tam Quốc, Tư Mã Ý dùng kế “ly gián” để chia rẽ Gia Cát Lượng với tướng Ngụy Diên. Những kẻ này thường sử dụng mưu mô để chia rẽ nội bộ, nhân tài để làm suy yếu sự đoàn kết và dẫn đến những cuộc đấu đá, thậm chí là sụp đổ của cả triều đại. Vậy làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể thoát khỏi kẻ nguy hiểm này? Kẻ ly gián luôn có mặt trong lịch sử và chính trị. Cách tốt nhất để đối phó không phải là đối đầu trực diện, mà là xây dựng niềm tin, dùng AI kiểm soát thông tin, giữ đoàn kết và sử dụng trí tuệ để vô hiệu hóa âm mưu ly gián. Như câu nói của Gia Cát Lượng: “Người quân tử không vì lời gièm pha mà nghi ngờ trung thần, không vì lợi ích nhỏ mà quên đại cuộc.” Đoàn kết phải đến từ niềm tin và sự minh bạch, không phải từ sự sợ hãi. Tăng cường đối thoại, giảm nguy cơ ly gián ngay từ gốc. Tạo môi trường để mọi người bày tỏ ý kiến, giải quyết bất đồng bằng đối thoại thay vì để kẻ ly gián lợi dụng các cá nhân có ảnh hưởng lớn, như Đức Giáo Hoàng với Phó Tổng thống Vance hay giữa Tổng thống Trump và Elon Musk, không phải là hiếm trong lịch sử. Những nhân vật tài năng và quyền lực thường bị đặt vào tình huống mà thông tin bị bóp méo, truyền đạt sai lệch, hoặc có những thế lực cố tình gây chia rẽ. Nếu hiệp hành (cùng nhau bước đi trong sự hiệp nhất) và lực cản (sự chia rẽ, chống đối) có thể được xem như một sự đối đầu giữa sự thật và những hiểu lầm, kế ly gián của kẻ thù-cả trong đời sống cá nhân lẫn xã hội.

Đố kỵ

Kinh thánh

Trong Kinh Thánh, ghen tuông có hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Thiên Chúa được mô tả là “Đấng ghen tương”[3], nghĩa là Ngài muốn tình yêu của con người dành riêng cho Ngài, không bị chia sẻ với các thần khác. Đây là sự ghen mang tính thiêng liêng, thể hiện lòng trung thành và sự bảo vệ tình yêu tuyệt đối. Tuy nhiên, ghen tuông cũng có mặt tiêu cực khi dẫn đến tội lỗi. Câu chuyện Cain và Abel là một minh chứng: Cain vì ganh tị với sự ưu ái của Thiên Chúa dành cho Abel mà giết em mình[4]. Điều này cho thấy lòng ghen tuông nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Văn hóa Đông

Ghen tuông và đố kị là những trạng thái tâm lý phổ biến trong xã hội, được phản ánh qua ca dao, tục ngữ, văn học và cuộc sống thường ngày. Câu ca dao: “Đố kị Cao Bằng, chị không muốn cho em trắng dui, em vừa trắng dui chị chửi đi ngay”, đã thể hiện rõ tâm lý ganh ghét, không muốn ai hơn mình, một nét tính cách vẫn tồn tại trong xã hội. Đây không chỉ là ghen trong tình yêu mà còn là sự đố kị trong gia đình, công việc và các mối quan hệ xã hội. Trong văn học, Truyện Kiều của Nguyễn Du có hình tượng “Ghen như Hoạn Thư” – một người đàn bà nổi tiếng với sự ghen tuông “có lý trí”. Bà không hành động bộc phát mà có những kế sách thâm sâu để trả thù Thúy Kiều. Hành động của Hoạn Thư vừa đáng trách vừa đáng nể, thể hiện một kiểu ghen sắc sảo và đầy mưu lược, độc ác mà lại bao dung: Rằng, “Tôi chút phận đàn bà. Ghen tuông thì cũng người ta thường tình…Khen cho: “Thật đã nên rằng. Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời. Tha ra thì cũng may đời. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”.

Văn hóa Tây

Quan điểm về đố kỵ và công bằng, Aristotle (384–322 TCN) định nghĩa đố kỵ là “sự đau khổ trước hạnh phúc của người khác”, và xem nó là một cảm xúc tiêu cực cản trở sự hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, ông phân biệt đố kỵ mù quáng với sự khao khát phát triển: Nếu ta nhìn thành công của người khác như một động lực để vươn lên, thì đó là điều tích cực.

Bài học: Đố kỵ không làm ta tiến bộ, mà sự nỗ lực phát triển chính mình mới là cách để đạt đến công bằng và thành công thực sự.

  1. Quan điểm của Nietzsche: Đố kỵ như động lực hay gánh nặng? Friedrich Nietzsche (1844–1900) nhìn nhận rằng đố kỵ có thể là động lực nếu được định hướng đúng cách, nhưng cũng có thể trở thành “đạo đức nô lệ”, nơi người ta tìm cách kéo người khác xuống thay vì tự mình vươn lên. Văn hóa chúc mừng thành công của người khác giúp tạo ra một xã hội khuyến khích sự xuất sắc, thay vì kìm hãm tài năng. Văn hóa Tây phương: Chúc mừng khi người khác thành công. Một trong những điểm đặc trưng của văn hóa Tây phương là tư duy khuyến khích thành công cá nhân. Thay vì đố kỵ hoặc tỏ ra khó chịu khi người khác đạt được thành tựu, nhiều người ở phương Tây có xu hướng chúc mừng, tôn vinh và học hỏi từ thành công của người khác. Lý do tại sao văn hóa Tây phương có tư duy này? Tư duy phát triển. Người phương Tây thường có quan niệm rằng thành công là kết quả của sự cố gắng chứ không phải chỉ do may mắn hay hoàn cảnh. Vì vậy, khi thấy ai đó thành công, họ nhìn nhận đó là động lực để cố gắng hơn thay vì cảm thấy ganh tị. Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh và giáo dục, phương Tây đề cao cạnh tranh công bằng. Sự thành công của người khác là động lực để bản thân phải cố gắng hơn, thay vì kéo người khác xuống. Tôn vinh những cá nhân xuất sắc. Các nền văn hóa Tây phương có truyền thống trao giải thưởng, vinh danh những người xuất sắc (giải Nobel, Oscar, giải thưởng doanh nhân…). Điều này giúp xây dựng tâm lý chúc mừng và noi theo những người thành công. Quan niệm về sự hợp tác. Ở phương Tây, người ta tin rằng hợp tác sẽ giúp tất cả cùng phát triển. Khi một cá nhân thành công, họ có thể tạo ra cơ hội cho nhiều người khác, thay vì chỉ giữ lại lợi ích cho riêng mình.

Đào luyện

  1. Trong gia đình

Cha mẹ không nên so sánh con cái với nhau, dẫn đến sự đố kỵ giữa anh chị em. Một người thành công có thể bị người khác trong gia đình ghen tị, thay vì được ủng hộ. Khi có tranh chấp, thay vì tìm cách hòa giải, các thành viên có thể giữ lòng hẹp hòi, không muốn nhường nhịn. Hệ quả: Gia đình trở thành nơi có sự cạnh tranh ngầm, thay vì là một cộng đoàn yêu thương và nâng đỡ nhau. Giải pháp: Ngừng so sánh giữa các thành viên. Cổ vũ tinh thần hỗ trợ lẫn nhau thay vì xem thành công của người khác là đe dọa. Cùng nhau cầu nguyện để xây dựng một gia đình hiệp hành, nơi mọi người cùng bước đi với Chúa.

  1. Trong giáo xứ và cộng đoàn

Một người được chọn vào ban điều hành hoặc có vai trò quan trọng có thể bị ganh ghét. Các hội đoàn cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau, thay vì cộng tác phục vụ chung. Khi một linh mục hay tu sĩ được khen ngợi, có thể có những phản ứng không hài lòng từ người khác. Hệ quả: Cộng đoàn mất sự hiệp thông, thay vì cùng nhau xây dựng Hội Thánh, thì có sự chia rẽ và nghi kỵ. Giải pháp: Thay vì đố kỵ, hãy nhìn thành công của người khác như một phần của thành công chung của Giáo Hội. Cầu nguyện cho nhau, thay vì mong người khác thất bại. Thực hành đối thoại và lắng nghe trong tinh thần hiệp hành. Cầu nguyện để hoán cải con tim. Khi cảm thấy đố kỵ, hãy cầu xin Chúa giúp mình thay đổi. Lời cầu nguyện đơn giản: “Lạy Chúa, xin biến đổi lòng con, để con có thể vui với niềm vui của anh chị em con.” Bài tập thực hành: Viết xuống một điều bạn cảm thấy đố kỵ với ai đó, rồi cầu nguyện và dâng điều đó lên Chúa. Học cách chúc mừng người khác chân thành. Nếu thấy ai đó thành công, hãy nói một lời chúc mừng chân thành, ngay cả khi bạn cảm thấy khó. Khi bạn thực hành điều này, lòng bạn sẽ dần dần được giải phóng khỏi sự đố kỵ. Trong tuần này, hãy chủ động chúc mừng ít nhất một người trong gia đình hoặc cộng đoàn. Nhận ra giá trị của chính mình. Đố kỵ thường đến từ việc cảm thấy mình không đủ tốt. Hãy nhìn lại những ơn lành mà Chúa đã ban cho bạn và cảm tạ Ngài. Mỗi ngày, viết ra 3 điều bạn biết ơn về chính mình và cuộc sống của bạn. Xây dựng tinh thần hiệp hành thực sự. Hãy nhìn cộng đoàn như một thân thể duy nhất. Khi một phần của thân thể phát triển, cả thân thể đều mạnh hơn. Hãy dành thời gian để lắng nghe ai đó trong cộng đoàn mà bạn cảm thấy có sự ganh tị với họ. Nâng cao nhận thức: Giáo dục về tư duy phát triển thay vì tư duy cố định, giúp mọi người hiểu rằng thành công của người khác không đồng nghĩa với thất bại của mình. Khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác thay vì ganh đua tiêu cực. Tạo cơ hội phát triển cho mọi người: Khi ai cũng có cơ hội vươn lên, tâm lý đố kỵ sẽ dần giảm đi. Ghen tuông và hậu quả nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Trong thời đại phát triển của Giáo hội và xã hội Việt Nam, ghen tuông không chỉ dừng lại ở những cảm xúc tiêu cực mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra do ghen tuông mù quáng, gây tổn hại nghiêm trọng đến người trong cuộc. Loại trừ và âm mưu gây hại: Trong công việc, sự ganh đua có thể dẫn đến những hành động hạ bệ, triệt tiêu đối thủ bằng thủ đoạn không chính đáng. Ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội: Khi ghen tuông và đố kị lan rộng, nó có thể làm suy yếu sự đoàn kết, gây mất niềm tin và cản trở sự tiến bộ chung. Gia tăng sự thù địch trong cộng đồng: Khi ghen tuông vượt khỏi kiểm soát, nó có thể làm suy giảm sự hợp tác và tạo ra những xung đột khó hòa giải.

Làm gì để phòng tránh ghen tuông?

Trong cuộc sống, ghen tuông là điều khó tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể kiểm soát nó bằng cách: Trong tình yêu và hôn nhân: Xây dựng niềm tin, giao tiếp cởi mở và tránh những hành động gây hiểu lầm. Trong công việc và xã hội: Tránh so sánh bản thân với người khác, tập trung vào phát triển bản thân thay vì đố kị. Học từ lịch sử và văn học: Hiểu rằng ghen tuông có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, từ đó kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Thực hành lòng bao dung và vị tha: Hiểu rõ giá trị của bản thân và không để sự ganh tị điều khiển hành động. Tăng cường giáo dục về tâm lý và đạo đức: Việc giáo dục nhận thức về ghen tuông và tác động của nó giúp nâng cao ý thức kiểm soát cảm xúc, tránh những hậu quả đáng tiếc.

So sánh với văn hóa phương Đông

Trong một số nước phương Đông, tính cộng đồng, tâm lý “bình quân chủ nghĩa”; “đố kỵ cào bằng” đôi khi khiến con người không thích ai quá giỏi hơn mình. Thành ngữ như “ghen ăn tức ở”, “trâu buộc ghét trâu ăn”; “xấu đều hơn tốt lỏi” phản ánh điều này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phương Đông hoàn toàn không biết chúc mừng thành công, mà chỉ là có một số rào cản về tư tưởng, đặc biệt trong những cộng đồng mang nặng văn hóa làng xã, nơi đề cao sự “bằng vai phải lứa”.

Bài học từ văn hóa Tây phương

Học cách chúc mừng thành công của người khác một cách chân thành. Nhìn nhận thành công của người khác như một cơ hội để học hỏi thay vì đố kỵ. Tạo môi trường khuyến khích sự phát triển cá nhân mà không bị kìm hãm bởi tâm lý chung của đám đông. Trong đạo Công giáo, đố kỵ (ganh tị) được xem là một trong bảy mối tội đầu (cùng với kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, lười biếng). Điều này cho thấy từ góc nhìn của Giáo hội, đố kỵ không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn là nguyên nhân gây nên tội lỗi cần tránh. Theo Kinh Thánh, đố kỵ xuất hiện từ những câu chuyện đầu tiên của loài người, điển hình là Cain và Abel. Cain ghen tị vì Chúa chấp nhận lễ vật của Abel, dẫn đến hành động giết em trai mình. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc đố kỵ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh trong các thư của mình rằng đố kỵ phá hoại sự hiệp nhất của cộng đoàn và làm con người xa rời tình yêu Thiên Chúa. Văn hóa chúc mừng thành công trong Giáo hội Công giáo. Ngược lại với đố kỵ, Giáo hội khuyến khích tín hữu thực hành bác ái, yêu thương và chúc mừng thành công của người khác. Ví dụ thực tế trong Giáo hội Việt Nam: Khi một linh mục được thụ phong giám mục, thay vì ghen tị, cộng đoàn và các linh mục khác thường tổ chức lễ tạ ơn, cầu nguyện và chúc mừng vị tân giám mục. Điều này thể hiện tinh thần chấp nhận và hỗ trợ nhau trong hành trình đức tin. Khi một giáo xứ xây dựng được nhà thờ mới, các giáo xứ lân cận thường đến chung vui, đóng góp và giúp đỡ, thay vì có tâm lý ganh tị. Rào cản: “Con vua thì lại làm vua, con sãi chùa, lại quét lá đa; gốc gác; con ông cháu cha, phe phái, dòng họ… tương lai gần, với khoa học 4.0 và AI sẽ giúp gỡ những rào cản văn hóa này. Thực trạng và thách thức tại Việt Nam. Dù giáo lý Công giáo luôn nhấn mạnh việc tránh đố kỵ, nhưng trong thực tế, vẫn có những trường hợp tâm lý đố kỵ tồn tại ngay trong cộng đoàn: Một số giáo dân có thể không vui khi người khác được ơn lành, có địa vị cao hơn trong Giáo hội. Trong các hội đoàn, đôi khi cũng xảy ra cạnh tranh, chia rẽ giữa các nhóm thay vì cùng nhau phục vụ Giáo hội. Điều này cho thấy việc thực hành đức tin không chỉ dừng ở lý thuyết mà còn cần áp dụng vào đời sống hằng ngày. Để loại bỏ tâm lý đố kỵ và xây dựng tinh thần chúc mừng thành công của người khác, chúng ta có thể học theo các nguyên tắc sau từ Công giáo: Thực hành đức khiêm nhường: Nhận ra rằng mỗi người có một hành trình riêng do Chúa an bài, thay vì so sánh với người khác. Cầu nguyện cho sự thành công của người khác: Khi chúc mừng thành công của ai đó, hãy thực sự chân thành, xem đó là ý Chúa. Cùng nhau phát triển thay vì kéo nhau xuống: Một cộng đồng mạnh không phải là cộng đồng không có người giỏi, mà là cộng đồng biết nâng đỡ lẫn nhau để cùng thăng tiến. Từ góc nhìn Công giáo, đố kỵ không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn là một thử thách trong đời sống đức tin. Chúc mừng thành công của người khác không chỉ giúp xã hội phát triển mà còn làm đẹp lòng Thiên Chúa. Làm thế nào để giảm đố kỵ và xây dựng cộng đoàn yêu thương? Thực hành: Khiêm nhường giúp ta nhận ra rằng mọi ơn lành đều đến từ Thiên Chúa, và thành công của người khác không lấy đi giá trị của ta. Biết ơn giúp ta tập trung vào những điều mình đã nhận được, thay vì bận tâm quá nhiều về những gì người khác có.

Gợi ý thực hành: Mỗi ngày, hãy tập viết ra 3 điều bạn biết ơn, điều này sẽ giúp tâm hồn rộng mở hơn thay vì ghen tị. Cổ vũ tinh thần hỗ trợ và nâng đỡ nhau

Thay vì so sánh, hãy tìm cách hỗ trợ người khác phát triển. Nếu ai đó thành công, thay vì đố kỵ, hãy hỏi: “Làm thế nào tôi có thể học hỏi từ họ?” Cộng đoàn Kitô hữu lý tưởng là nơi mọi người nâng đỡ lẫn nhau thay vì kéo nhau xuống.

Gợi ý thực hành: Khi ai đó trong giáo xứ hoặc gia đình thành công, hãy chủ động chúc mừng và cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện để vượt qua đố kị. Khi cảm thấy đố kỵ, hãy dâng nó lên Chúa và xin Ngài hoán cải tâm hồn mình. Cầu nguyện giúp ta nhìn thấy giá trị của bản thân theo cách Chúa nhìn, thay vì qua cái nhìn hạn hẹp của con người. Gợi ý thực hành: Hãy đọc Thánh Vịnh 37:1-4, nơi Thiên Chúa khuyên chúng ta đừng ghen tị với kẻ gian ác, mà hãy tin tưởng nơi Chúa. Kết luận: Đố kỵ hay chúc mừng – Chọn lựa của mỗi người

Sự khác biệt giữa văn hóa đố kỵ và văn hóa chúc mừng thành công không chỉ là vấn đề xã hội, mà còn là vấn đề thiêng liêng và đạo đức.

Trong đời sống cá nhân

  1. Từ đố kỵ sang ngưỡng mộ và học hỏi

Khi thấy ai đó thành công, thay vì tự so sánh và cảm thấy thua kém, hãy tự hỏi: “Mình có thể học được gì từ họ?” Viết ra những điểm mạnh của người đó và tìm cách áp dụng vào cuộc sống của mình. Ví dụ thực tế: Nếu bạn thấy một đồng nghiệp được thăng chức, hãy suy nghĩ: “Anh ấy làm việc chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm và luôn giúp đỡ người khác. Mình có thể học hỏi những điều này.” Thay vì nghĩ: “Anh ta may mắn thôi, mình xứng đáng hơn!”

Rèn luyện lòng biết ơn để giảm bớt đố kỵ

Đố kỵ thường xuất phát từ cảm giác mình thiếu thốn hơn người khác. Hãy tập trung vào những gì mình đang có thay vì chỉ nhìn vào thành công của người khác.

Gợi ý thực hành: Viết nhật ký biết ơn: Mỗi ngày, viết xuống 3 điều bạn biết ơn. Điều này giúp bạn nhìn thấy giá trị của bản thân thay vì ghen tị với người khác.

Khi thấy ai đó thành công, hãy thử nói: “Tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho người ấy điều tốt lành.”

Trong đời sống gia đình. Tránh so sánh giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều cha mẹ vô tình tạo ra sự ganh đua giữa con cái khi nói: “Con không giỏi bằng anh/chị con.” “Sao con không được như bạn A, bạn B?” Điều này có thể khiến trẻ hình thành tâm lý đố kỵ ngay từ nhỏ.

Giải pháp: Khen ngợi từng cá nhân theo thế mạnh riêng của họ. Dạy con biết chúc mừng thành công của anh chị em mình. Cổ vũ tinh thần hỗ trợ nhau thay vì cạnh tranh Trong gia đình, nếu một người có thành công, hãy tạo thói quen cùng nhau ăn mừng thay vì để ai đó cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Nhấn mạnh rằng thành công của một người không có nghĩa là thất bại của người khác. Ví dụ thực tế: Nếu một người con đậu đại học danh tiếng, hãy giúp các anh chị em khác thấy rằng đó là nguồn động viên để cùng nhau cố gắng, thay vì cảm thấy bị lép vế. Trong các dịp gia đình tụ họp, thay vì khoe khoang, hãy chia sẻ thành công một cách khiêm nhường và truyền cảm hứng cho người khác.

Trong môi trường làm việc và cộng đoàn. Thực hành văn hóa chúc mừng. Khi đồng nghiệp đạt được thành công, hãy chủ động chúc mừng họ, ngay cả khi bạn đang cố gắng đạt được điều tương tự. Tránh những lời mỉa mai, hạ thấp thành công của người khác như: “Chắc may mắn thôi!  “Có người chống lưng mà!”

Cách thực hành:
Gửi tin nhắn chúc mừng. Bày tỏ sự ngưỡng mộ một cách chân thành.
Nếu là quản lý, hãy tạo ra một văn hóa công nhận thành tích, giúp nhân viên cảm thấy họ được đánh giá đúng. Chuyển từ tâm lý cạnh tranh sang hợp tác. Đôi khi, thay vì ganh tị, hãy tìm cách cộng tác với người giỏi hơn mình. Xây dựng tư duy “cùng thắng” (win-win) thay vì xem thành công là cuộc chơi có tổng bằng 0 (zero-sum game).

Ví dụ thực tế:

Nếu đồng nghiệp giỏi hơn bạn trong một lĩnh vực nào đó, hãy chủ động học hỏi từ họ thay vì cố gắng hạ bệ.

Trong các nhóm làm việc, hãy đề xuất ý tưởng cùng hỗ trợ nhau để tất cả cùng phát triển.

Trong đời sống Đức tin và cộng đoàn Công giáo. Cầu nguyện để biến đổi lòng đố kỵ. Khi cảm thấy ghen tị, hãy thành thật với Chúa và cầu xin Ngài hoán cải trái tim mình. Đọc các đoạn Kinh Thánh về đức khiêm nhường, lòng bác ái, và sự biết ơn.

Gợi ý thực hành:

Đọc Thánh Vịnh 37:1-4 – “Đừng ghen tị với kẻ gian ác, đừng đố kỵ với kẻ làm điều bất chính.”

Thực hiện lời cầu nguyện ngắn khi thấy mình bắt đầu có cảm giác ganh tị: “Lạy Chúa, xin giúp con biết vui với niềm vui của người khác và sống bác ái theo ý Ngài.” Xây dựng tinh thần phục vụ trong cộng đoàn. Trong các giáo xứ, đôi khi có thể có sự ganh đua giữa các hội đoàn hoặc cá nhân. Để tránh điều này, cần nhấn mạnh rằng mọi sự phục vụ đều nhằm vinh danh Thiên Chúa, không phải để tìm kiếm địa vị hay danh tiếng cá nhân.

Giải pháp: Cổ vũ tinh thần hợp tác thay vì cạnh tranh giữa các hội đoàn. Khuyến khích các thành viên trong giáo xứ chúc mừng và nâng đỡ nhau thay vì tranh giành ảnh hưởng. Nhắc nhở rằng mỗi người có một vai trò riêng trong thân thể Chúa Kitô (1 Cr 12:12-27) – không ai quan trọng hơn ai.

Chuyển đố kỵ thành động lực để học hỏi và phát triển. Thực hành lòng biết ơn để giảm bớt cảm giác thiếu thốn. Chúc mừng thành công của người khác một cách chân thành. Xây dựng văn hóa hợp tác thay vì cạnh tranh không lành mạnh. Dâng mọi cảm xúc lên Chúa và cầu nguyện để Ngài biến đổi tâm hồn ta.

Minh họa

Ở Mỹ, khi một công ty khởi nghiệp (startup) thành công, nó thường được tán dương rộng rãi. Các doanh nhân trẻ được truyền thông ca ngợi, được xem như nguồn cảm hứng. Ví dụ, khi Elon Musk, Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg thành công, họ không chỉ nhận được sự ngưỡng mộ mà còn tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục khởi nghiệp.

Trong khi đó, ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, đôi khi thành công quá mức có thể bị soi xét kỹ lưỡng. Một số người nổi bật quá mức có thể bị công chúng hoặc đồng nghiệp ghen tị, thậm chí bị công kích trên mạng xã hội.

Ví dụ cụ thể:

Ở Mỹ, Steve Jobs được coi là huyền thoại và có hàng triệu người học theo triết lý làm việc của ông. Ở Trung Quốc, Jack Ma (tỷ phú sáng lập Alibaba) từng bị siết chặt sau khi trở nên quá nổi bật và có ảnh hưởng lớn.

Minh họa trong thể thao: Cách chúc mừng đối thủ

Ở các giải đấu thể thao phương Tây, khi một vận động viên chiến thắng, cả đối thủ và khán giả thường vỗ tay chúc mừng. Điều này thể hiện tinh thần thể thao cao thượng (sportsmanship).

Ở một số nền văn hóa phương Đông, vẫn còn tồn tại tâm lý cay cú khi thất bại, đôi khi dẫn đến việc không công nhận thành công của đối thủ.

Minh họa trong văn hóa công sở: Đồng nghiệp hỗ trợ hay đố kỵ?

Ở phương Tây, khi một đồng nghiệp được thăng chức, mọi người thường chúc mừng họ, xem đó là động lực để cố gắng hơn.

Trong một số môi trường làm việc ở châu Á, việc một người được thăng chức có thể dẫn đến sự ghen tị, nói xấu sau lưng, hoặc thậm chí tìm cách hạ bệ người đó.

Ví dụ cụ thể:

Tại Google hay Microsoft, khi một nhân viên có ý tưởng xuất sắc, họ thường được cấp trên và đồng nghiệp khuyến khích triển khai.

Trong một số công ty truyền thống ở châu Á, người giỏi hơn sếp có thể bị đè nén hoặc không được thăng tiến do sợ làm lu mờ cấp trên.

Bài học rút ra

Từ những minh họa trên, có thể thấy rằng văn hóa chúc mừng thành công của phương Tây giúp tạo động lực phát triển cá nhân và thúc đẩy sự đổi mới. Trong khi đó, tâm lý đố kỵ có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển của xã hội.

Làm thế nào để thay đổi tư duy này?

Tập thói quen chúc mừng thành công của người khác một cách chân thành.

Học hỏi từ những người giỏi hơn, xem đó là cơ hội để phát triển thay vì ganh tị.

Tạo ra một môi trường làm việc, học tập công bằng, nơi mọi người đều có cơ hội vươn lên.

Kết luận

Ghen tuông là một phần của bản chất con người, được thể hiện cả trong văn hóa Việt Nam lẫn Kinh Thánh. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách chế ngự nó để tránh những hậu quả tiêu cực. Trong thời đại hiện nay, ghen tuông có thể dẫn đến những hành động nguy hiểm như bạo lực, loại trừ và âm mưu gây hại. Học cách yêu thương, bao dung và trân trọng những gì mình có sẽ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn, tránh rơi vào vòng xoáy của sự ghen tuông và đố kị. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức để hạn chế tác động tiêu cực của ghen tuông trong đời sống cá nhân và xã hội.

Mỗi người chúng ta đều có quyền lựa chọn:

Hoặc để đố kỵ chi phối, làm suy yếu gia đình và cộng đoàn.

Hoặc chọn con đường hiệp hành, nơi mọi người cùng nâng đỡ nhau và cùng tiến về phía trước trong tình yêu thương./.

Truyền thông TGP/SG và HVCGVN tháng Hai 2025

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

TÓM LƯỢC: Hiệp Hành Hoàn Vũ: Ba Tai Họa – Hiểu Lầm, Ly Gián, Đố Kỵ
Tác giả: Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Thượng Hội Đồng 2023-2024 về tính hiệp hành đối diện với nhiều lực cản, cả từ bối cảnh quốc tế lẫn bản chất con người. Ba rào cản lớn là: hiểu lầm, ly gián, và đố kỵ, có thể gây chia rẽ trong hiệp hành gia đình, cộng đoàn và thế giới. Để vượt qua, cần nhìn nhận và giải quyết chúng theo Kinh Thánh và văn hóa Đông – Tây.

Nhận thức

Hiểu lầm – Qua vấn đề di dân

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi lòng bác ái và tình huynh đệ đối với di dân, nhấn mạnh tinh thần Dụ ngôn “Người Samaritanô nhân hậu” (Lc 10, 25-37).

Ngài phản đối chính sách khép kín, cho rằng cô lập di dân đi ngược lại giá trị Tin Mừng.

Phó Tổng thống Vance nhấn mạnh “bác ái trước hết cho người thân” theo quan điểm của Thánh Tôma Aquino, tập trung vào kiểm soát di dân hợp pháp để đảm bảo an ninh và kinh tế.

Ly gián – Do khác biệt quan điểm và chính sách

Một bên đề cao quyền lợi và nhân đạo (Giáo hoàng Phanxicô), bên kia nhấn mạnh kiểm soát và an ninh (Vance).

Nếu không đối thoại, sự khác biệt này có thể dẫn đến chia rẽ và xung đột.

Đố kỵ – Rào cản từ bản chất con người

Trong cộng đoàn, dù bên ngoài hòa nhã, bên trong vẫn có ganh tị, so sánh, mong người khác thất bại. Đố kỵ làm suy yếu sự hiệp hành và cản trở tình liên đới.

Giải pháp: Đối thoại và Hòa giải

Tăng cường đối thoại: Các bên cần gặp gỡ, lắng nghe và thấu hiểu nhau.

Xác định điểm chung: Cả hai phía đều muốn điều tốt đẹp cho xã hội và di dân, nhưng khác cách tiếp cận.

Kết hợp chính sách: Dung hòa an ninh với nhân đạo để đạt đồng thuận rộng rãi.

Kết luận:
Để xây dựng một Giáo hội hiệp hành đích thực, cần vượt qua các rào cản bằng đối thoại, yêu thương và tinh thần Tin Mừng.

 

[1] Lc 10, 25-37

[2] Đức Phanxicô, tháng Hai 18th, 2025

 

[3] Xuất Hành 34:14

[4] Sáng Thế Ký 4:1-16

Related Articles

Back to top button